• Cổng thông tin việc làm TP. HCM
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Trang chủ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Việc tìm người
  • Người tìm việc
  • Thủ tục Hành chính
  • Văn bản
  • Download
  • Sàn việc làm
  • Lao động việc làm
Quay lại

Bấp bênh lao động làng nghề!

Ngày cập nhật: 22/08/2014
Mất dần thị trường truyền thống, sản phẩm bán ra không đủ chi phí đầu vào, lấn cấn với đơn hàng mới vì thiếu vốn... là tình cảnh chung của rất nhiều làng nghề hiện nay. Làng nghề gặp khó khăn, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên chính là đội ngũ lao động tại các khu vực này!
Trăm cái khó

Từng đạt “cực thịnh” vào những năm 1990 với hàng trăm hộ, hàng ngàn lao động tham gia sản xuất, đến nay, làng nghề chuyên sản xuất quai thao nón thúng, dệt tua cờ, làm guốc mộc,... của xã Tân Triều (huyện Thanh Trì – Hà Nội) đã “gút” lại khiêm tốn hơn rất nhiều. 

Hiện, cả xã chỉ còn vài ngàn lao động tham gia công việc này và số lao động này cũng tăng, giảm thất thường. Khó khăn chung và sự thay đổi về nhu cầu của thị trường khiến đa số các hộ làm nghề năm xưa chuyển sang công việc khác phù hợp với xu thế mới. Đến Tân Triều những ngày này thấy ngoài nghề cũ, người dân đã du nhập thêm nghề thu gom, tái chế phế liệu để duy trì cuộc sống. 

Ông Triệu Duy Năm ở xóm Mới cho biết: “Xưa cả xóm làm nghề, nay chỉ còn khoảng chục hộ theo nghề cũ. Mà nghề cũ cũng chỉ lay lắt, nghề chính bây giờ là thu gom, tái chế phế liệu. Những sản phẩm cũ như khăn mặt, dây giày,... giờ sản xuất không cạnh tranh nổi với hàng nhà máy...”.

Những hộ gia đình nhỏ lẻ gặp khó đã đành, các doanh nghiệp, hợp tác xã có vài chục nhân công cũng trong cảnh hoạt động cầm chừng. 

Ông Nguyễn Duy  Ngọc, chủ một cơ sở tái chế phế liệu ở thôn Triều Khúc cho biết: “Ba năm trước nhà tôi có 23 nhân công, làm việc thay ca liên tục để đảm bảo đơn hàng, thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Gần 1 năm nay, cố gắng lắm tôi cũng chỉ duy trì được 8 lao động, sản xuất cầm chừng cho những mối quen, quy mô nhỏ. Các đơn hàng lớn lâu rồi không ký được. Xót nhất là có đơn hàng giá trị nhưng đòi hỏi vốn lớn, mình không đủ sức ôm. Khó khăn chồng chất thế này không biết cơ sở duy trì được bao lâu nữa...”. 

Cũng như hoàn cảnh ở Tân Triều, nhiều cơ sở sản xuất guốc mộc ở làng nghề Bình Nhâm (Bình Dương) trong cảnh “đắp chiếu”. Nơi đây từng nổi danh với sản phẩm guốc mộc hoa văn tinh xảo, nay làng nghề im ắng lạ thường. Theo một cán bộ địa phương, đa số cơ sở sản xuất quy mô tầm cỡ giờ sản xuất cầm chừng, đơn hàng ít đã đành, có đơn hàng lớn quá đơn vị lại không đủ năng lực sản xuất trong thời điểm khó khăn này. 

Ông Thái Văn Anh Hùng, Giám đốc Công ty Hùng Thái cho biết, đến thời điểm này đơn vị mới ký được khoảng 100.000 đôi guốc mộc thay vì khoảng 500.000 đôi như những năm trước. “Cơ sở chúng tôi có đầy đủ máy móc cho dây chuyền khép kín từ cưa xẻ, tạo hình, chạm trổ, sơn trang trí, đóng gói... nhằm đáp ứng cho trên 200 công nhân làm việc, nhưng không có đơn hàng nên công nhân lần lượt bỏ đi...” - ông Hùng chia sẻ.

Lối đi nào?

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng cho rằng thời điểm này nhiều đối tác đã quay lưng với doanh nghiệp Việt Nam do các doanh nghiệp không thể đáp ứng những đơn hàng lớn. “Chúng ta nói nhiều đến các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, đặc biệt là những ưu đãi về vốn vay. Tuy nhiên, hơn 80% hợp tác xã, doanh nghiệp tại các làng nghề hiện nay không thể với tay tới nguồn vốn này” - ông Dần bức xúc.

Ông Triệu Đình Nhã, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Triều Khúc cho rằng, để vượt qua cơn khó khăn, trước hết các làng nghề phải chủ động cứu mình chứ không thể trông chờ vào các cơ quan khác. Thực tế cho thấy, không ít làng nghề đã chủ động tổ chức hội thảo, họp bàn để rút kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp tháp gỡ khó khăn. 

Song song đó, các hộ sản xuất trong mỗi làng nghề nên ngồi lại với nhau, chia sẻ bí quyết, kỹ năng sản xuất để cùng nhau tiến bộ. Đồng thời phải cải tạo mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Các làng nghề phải chủ động tiếp cận và áp dụng các công nghệ tiên tiên nhất vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Một biện pháp khá cần thiết trong lúc này là các làng nghề cần đẩy nhanh tiến độ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm làng nghề tại Cục sở hữu trí tuệ để sản phẩm được bảo hộ độc quyền. Đi cùng với đó là nhanh chóng xây dựng website làng nghề kết hợp với du lịch làng nghề để quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm. 

“Cấp dưới làm những việc đó, còn với ngành chức năng và cơ quan quản lý, chúng tôi vẫn trông chờ một biện pháp dứt khoát, mạnh mẽ và mang tính đột phá hơn nữa chứ không phải là những biện pháp “nửa vời” như thời gian qua”, ông Nhã khẳng định.

(Theo báo Lao động )

Tin khác

  • Cho thuê lao động: Khi được luật hóa sẽ có nhiều DN tham gia
  • Thống kê tỷ lệ sinh viên có việc làm: Thiếu thực tế vì “bệnh” hình thức
  • Lao động không về nước bị phạt 100 triệu đồng
Chuyên mục
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Lao động việc làm
  • Đào tạo và dạy nghề

Cổng thông tin việc làm TP. HCM được xây dựng theo Quyết định số 199/QĐ-STTTT ngày 25/12/2012 của Sở Thông tin và Truyền thông.

Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh

Đia chỉ: 153 Xô Viêt Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Fax: (028) 35 147 186 
  • Email: info@vieclamhcm.net
  • Phòng Thông tin thị trường:(028) 35 147 483 - 3840 3669 - Email: thongbaovb@vieclamhcm.net
  • Phòng Dịch vụ tư vấn quan hệ lao động: (028) 3898 2272 - 35 147 482 - Email: dichvulaodong@vieclamhcm.net
  • Phòng Giới thiệu việc làm: (028) 35 147 484 - 3510 6121
  • Phòng đào tạo: (028) 35 147 481 - 3840 6361 
  • Phòng Bảo hiểm thất nghiệp:(028) 35 147 187 - 35 147 007 

Liên kết Website

  • Việc làm KCX-KCN
  • Việc làm Thanh Niên

Thống kê

Thành viên Thành viên:
Thành viên mới nhất Mới nhất: ManpowerGroup Vietnam
Ngày hôm nay Hôm nay : 0
Ngày hôm qua Hôm qua : 0
Số người dùng Tổng : 187934

Người online Người dùng Online:
Khách Khách : 232
Thành viên Thành viên: 0
Tổng Tổng : 232

Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ Online
Trung tâm Dịch vụ Việc Làm thanh niên Hà Nội